Chi phí chăn nuôi và doanh thu 58 

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam (Trang 66)

9 Tóm tắt các phát hiện chính và các gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và các

9.3 Chi phí chăn nuôi và doanh thu 58 

9.3.1 T trng chi phí thc ăn trong tng chi phí sn xut

Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi và tỷ trọng này đối với chăn nuôi gà thấp hơn so với chăn nuôi lợn (78,6% so với 83%). Theo quy mô chăn nuôi, tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí cao hơn ở nhóm hộ quy mô nhỏ so với hai nhóm quy mô lớn hơn (với tỷ lệ 78% so với 72%). Sự khác biệt về tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí có ý nghĩa thống kê giữa nhóm quy mô nhỏ và lớn cũng như giữa nhóm trung bình và lớn ở mức 5%.

Thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng chi phí thức ăn so với thức ăn thô (khoảng 60% so với 20% đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn), và tỷ lệ này ở miền Nam cao hơn miền Bắc, có thể là do thức ăn công nghiệp được sử dụng phổ biến hơn ở miền Nam. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, sự khác biệt giữa hai vùng trong tỷ lệ chi phí thức ăn thô (ví dụ ngô, gạo, cám…) cao hơn về mặt thống kê ở miền Bắc, nhưng thấp hơn về mặt thống kê ở miền Bắc khi xét đến tỷ trọng thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp và đậm đặc).

Quy mô chăn nuôi càng lớn, tỷ trọng chi phí cho thức ăn thô của hộ càng thấp trong khi tỷ trọng chi phí cho thức ăn công nghiệp càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Cụ thể, tỷ trọng chi phí của thức ăn công nghiệp trong tổng chi phí sản xuất có xu hướng tăng theo quy mô của hộ chăn nuôi lợn (47% đối với hộ quy mô nhỏ, 64% đối với hộ trung bình và 72% đối với hộ quy mô lớn). Tỷ trọng chi phí thức ăn công nghiệp có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn ở mức ý nghĩa 10%, nhưng không có sự khác biệt trong chi phí thức ăn thô. Đối với trường hợp chăn nuôi gà, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng xét đến cả tỷ trọng chi phí thức ăn thô và chi phí thức ăn công nghiệp, và giữa các quy mô chăn nuôi gà thịt: tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô chăn nuôi gà đẻ.

9.3.2 Đóng góp ca chăn nuôi trong tng doanh thu nông nghip

Tỷ trọng của doanh thu từ hộ chăn nuôi gà trong tổng doanh thu chăn nuôi nhỏ hơn so với các hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 77% so với 92%. Tương tự, tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi gà thấp hơn so với các hộ chăn nuôi lợn (88% so với 93%). Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi gà có xu hướng đa dạng hóa sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác cũng như các hoạt động nông nghiệp khác so với các hộ chăn nuôi lợn.

Theo quy mô chăn nuôi, tỷ trọng của sản phẩm chăn nuôi chính trong tổng doanh thu chăn nuôi và tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp tăng từ các nhóm hộ quy mô nhỏ đến nhóm quy mô lớn, chứng tỏ rằng khi quy mô chăn nuôi tăng các hộ có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi chính. Những sự khác biệt này cao hơn về mặt thống kê ở nhóm quy mô lớn hơn, đối với tất cả các loại hình chăn nuôi: gà thịt, gà đẻ và lợn.

9.4 Sử dụng thức ăn chăn nuôi

Nhìn chung, đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, hình thức chỉ dùng thức ăn hỗn hợp phổ biến hơn ở miền Nam, và ở những hộ quy mô lớn. Thậm chí đối với những hộ cho ăn kết hợp cả thức ăn trộn và thức ăn hỗn hợp, vẫn có một tỷ lệ cao hơn thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc trong thành phần trộn khi quy mô tăng lên, chứng tỏ rằng các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều hơn. Việc sử dụng thức ăn được thảo luận chi tiết hơn trong các phần dưới đây.

Tổng quan về việc sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn được trình bày trong Bảng 48 và 49. Các bảng này đưa ra khối lượng thức ăn trên một đầu con một ngày, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chi phí thức ăn một ngày, và chi phí thức ăn trên 1 kg thịt tăng trọng.

9.4.1 S dng thc ăn cho chăn nuôi gà

Phần lớn hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi gà ở cả 3 giai đoạn chăn nuôi, tuy nhiên, tỷ lệ nhìn chung có xu hướng giảm từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 (90%, 61% và 51% đối với gà thịt và 82%, 80% và 74% đối với gà đẻ). Có nhiều hộ chăn nuôi gà thịt ở miền Nam sử dụng thức ăn hỗn hợp hơn so với miền Bắc ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi. Ngược lại, đối với chăn nuôi gà đẻ, có nhiều hộở miền Bắc hơn sử dụng thức ăn hỗn hợp so với miền Nam.

Nhìn chung, quy mô càng lớn, hộ càng có xu hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp, và điều này đúng với tất cả các giai đoạn chăn nuôi. Cụ thể, đối với nhóm quy mô trung bình và lớn, tỷ lệ hộ nuôi gà thịt sử dụng thức ăn hỗn hợp là cao ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi (trên 60%), trong khi chỉ có khoảng 26% và 43% số hộ quy mô nhỏ sử dụng thức ăn hỗn hợp ở giai đoạn 2 và 3 tương ứng. Các hộ nuôi giống gà ngoại/lai có xu hướng nhiều hơn trong việc sử dụng thức ăn hỗn hợp so với các hộ nuôi giống địa phương, và các hộ nuôi gà thả rông cũng có xu hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp ít hơn.

Ngoại trừ một số ít hộ chỉ cho gà ăn thức ăn trộn (9% đối với gà thịt và 18% đối với gà đẻ), một tỷ lệ lớn các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp: 53% đối với gà thịt và 64% đối với gà đẻ. Các hộ còn lại sử dụng kết hợp cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn trộn trong khẩu phần thức ăn hàng ngày cho gà, trong đó thức ăn trộn được sử dụng với khối lượng hơn gấp đôi so với thức ăn hỗn hợp đối với chăn nuôi gà thịt (151 gram/ngày so với 73 gram/ngày), với tỷ lệ thức ăn đậm đặc trong tổng khối lượng thức ăn trộn là khoảng 27%.

9.4.2 S dng thc ăn cho chăn nuôi ln

Có nhiều hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi lợn thịt hơn so với chăn nuôi lợn nái. Đối với chăn nuôi lợn nái, tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nhìn chung cao nhất ở giai đoạn cho con bú với 65%. Đối với chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp ở giai đoạn lợn con (85%) cao hơn so với các giai đoạn sau. Tương tự như trường hợp chăn nuôi gà, tỷ lệ hộ ở miền Nam và hộ quy mô lớn cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp cao hơn so với hộở miền Bắc và hộ quy mô nhỏ, và điều này nhìn chung đúng đối với tất cả các giai đoạn chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái.

Một tỷ lệ lớn các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp: 43% đối với chăn nuôi lợn nái, 77% đối với chăn nuôi lợn con và 45% đối với chăn nuôi lợn thịt. Các hộ còn lại sử dụng kết hợp cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn trộn trong khẩu phần ăn hàng ngày cho chăn nuôi. Thức ăn trộn được sử dụng nhiều hơn rất nhiều so với thức ăn hỗn hợp bởi các hộ chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi.

9.4.3 T l chuyn đổi thc ăn (FCR)

Chúng tôi đã tính toán tỷ lệ FCR của các hộ chăn nuôi điều tra. Nhìn chung, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam, và giảm dần khi quy mô tăng lên. Hơn nữa đối với gà, tỷ lệ FCR giảm từ hộ nuôi giống địa phương đến giống lai rồi đến giống ngoại. Cụ thể, tỷ lệ FCR thấp hơn nhiều ở các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp so với các hộ dùng thức ăn kết hợp. Trong trường hợp chăn nuôi gà, tỷ lệ FCR ở những hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài thấp hơn về mặt thống kê so với những hộ sử dụng nhãn hiệu nội địa (2,94 so với 4,18). Tỷ lệ này có vẻ cao hơn một chút ở những hộ chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Đối với chăn nuôi lợn, tỷ lệ FCR ở các hộ quy mô lớn cao hơn về mặt thống kê so với các hộ quy mô nhỏ đối với nhóm hộ chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp (2,92 so với 2,08).

Hiệu quả sử dụng thức ăn nhìn từ quan điểm của hộ chăn nuôi cũng cần xét đến chi phí thức ăn như một hàm số của tăng trọng thịt. Đối với chăn nuôi gà, chi phí trung bình một ngày đối với trường hợp hộ chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp không có sự khác biệt về mặt thống kê so với hộ cho ăn thức ăn kết hợp, và kết quả này nhất quán khi xét theo vùng, quy mô và loại giống. Tuy nhiên chi phí thức ăn trên 1 kg thịt tăng trọng lại có sự khác biệt về mặt thống kê giữa những hộ chỉ dùng thức ăn hỗn hợp và hộ dùng thức ăn kết hợp (25.000 đồng so với 29.000 đồng), và chi phí này cũng thấp hơn về mặt thống kê ở nhóm hộ quy mô lớn (hộ có xu hướng chỉ dùng thức ăn hỗn hợp nhiều hơn). Đối với trường hợp chăn nuôi lợn, có các sự khác biệt về mặt thống kê trong chi phí một ngày giữa hộ cho ăn chỉ dùng thức ăn hỗn hợp và hộ cho ăn kết hợp, đối với cả nhóm 3 quy mô. Chi phí thức ăn một ngày cho một con lợn cao hơn nếu chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp. Tương tự, chúng tôi cũng thấy một vài điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê trong chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Trong trường hợp này, chi phí trên 1 kg tăng trọng nhìn chung là thấp hơn nếu cho ăn thức ăn kết hợp, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi xét theo tổng mẫu và ở miền Bắc.

Bảng 47. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi gà thịt

Vùng Quy mô chăn nuôi

Bắc Nam Nhỏ Trung bình Lớn Chỉ dùng thức ăn hỗn hợp (% hộ) 23,8 71,2 13,5 52,8 93,9 Khối lượng thức ăn hỗn hợp cho ăn/ngày (100 g) 1,05 0,68 0,47 0,75 0,79 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) FCR - chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp 2,13 2,79 3,11 2,83 2,47 FCR - cho ăn thức ăn kết 3,9 2,69 3,92 3,13 -

hợp

Chi phí thức ăn/ngày (nghìn đồng)

Chi phí/ngày - chỉ cho ăn

thức ăn hỗn hợp 0,90 0,59 0,34 0,64 0,72

Chi phí/ngày - cho ăn thức

ăn kết hợp 0,57 0,47 0,52 0,50 0,82 Chi phí thức ăn/kg thịt tăng trọng (nghìn đồng) Chi phí/kg tăng trọng - chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp 18,67 23,69 25,43 24,69 20,90 Chi phí/kg tăng trọng - cho ăn thức ăn kết hợp 27,09 30,30 25,36 26,13 - Bảng 48. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn

Vùng Quy mô chăn nuôi

Bắc Nam Nhỏ Trung bình Lớn Chỉ dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt (% hộ) 14,4 64,1 40,9 49,4 50,0 Khối lượng thức ăn hỗn hợp cho ăn/ngày (100 g) Lợn nái - 2,64 2,37 2,79 2,65 Lợn con (60,5 ngày) 0,55 0,82 0,81 0,70 0,77 Porker (98 ngày) 1,53 2,25 2,09 2,10 2,31 FCR FCR - chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp 2,42 2,67 2,08 2,67 2,92 FCR - cho ăn thức ăn kết hợp 4,43 3,52 4,32 4,03 3,74 Chi phí thức ăn/ngày (nghìn đồng)

Chi phí/ngày - chỉ cho ăn

thức ăn hỗn hợp 16,99 19,44 18,11 19,75 19,41

Chi phí/ngày - cho ăn thức

ăn kết hợp 13,83 15,08 12,84 15,60 14,92 Chi phí thức ăn/kg thịt tăng trọng (nghìn đồng) Chi phí/kg tăng trọng - chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp 26,62 23,28 18,72 24,96 24,92 Chi phí/kg tăng trọng - cho ăn thức ăn kết hợp 20,38 19,84 18,44 21,70 20,66

9.5 Khả năng cạnh tranh của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

Các kết quả phân tích chỉ ra rằng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có các chỉ tiêu sản xuất thể hiện họ có khả năng cạnh tranh với các hộ quy mô lớn trong những lĩnh vực sau đây.

• Sự chênh lệch giữa giá bán trung bình/kg sản phẩm đầu ra và chi phí trung bình/kg sản phẩm đầu ra mang giá trị dương ở tất cả các quy mô chăn nuôi đối với cả hộ chăn nuôi lợn và hộ chăn nuôi gà (Bảng 46). Đối với chăn nuôi lợn, các hộ quy mô lớn hơn có lợi nhuận cao hơn, nhưng đối với chăn nuôi gà thịt lợi nhuận lợi cao hơn ở những hộ quy mô nhỏ. Kết quả này có thể là do các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ có xu hướng nuôi các giống gà địa phương với giá bán cao hơn và có chi phí chăn nuôi thấp hơn. Đối với các hộ nuôi gà thịt quy mô lớn, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm đầu ra thấp, nhưng tổng sản lượng (và do đó là tổng thu nhập) có thể cao.

• Các hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng đa dạng hóa hơn tronghoạt động chăn nuôi, trong khi hộ quy mô lớn hơn lại có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi chính. Đa dạng hóa có thể giúp hạn chế rủi ro cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tuy nhiên cũng có những lợi thế nhất định từ việc chuyên môn hóa.

• Đối với chăn nuôi gà thịt, kết quả phân tích không thấy có sự khác biệt nào trong chi phí mua con giống giữa các quy mô chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn, giá mua con giống thấp hơn ở những hộ quy mô nhỏ (do các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng nuôi giống ngoại nhiều hơn). Đối với các hộ chăn nuôi lợn, không có sự khác biệt trong giá bán sản phẩm giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau, mặc dù độ dài lứa nuôi trung bình lâu hơn ở những hộ quy mô nhỏ hơn. Giá bán của gà giống địa phương (thường được nuôi nhiều hơn bởi các hộ quy mô nhỏ) cao hơn về mặt thống kê so với các giống khác.

• Kết quảđiều tra không thấy có sự khác biệt về mặt thống kê trong giá mua thức ăn thô của các hộ chăn nuôi theo quy mô. Đối với hộ chăn nuôi lợn, cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê trong giá mua thức ăn công nghiệp theo quy mô. Tuy nhiên, giá mua thức ăn hỗn hợp của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê so với nhóm lớn hơn.

• Các hộ quy mô nhỏ sử dụng nhiều hơn thức ăn kết hợp, và chúng tôi tìm thấy bằng chứng đối với trường hợp chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp hơn về mặt thống kê nếu cho ăn thức ăn kết hợp so với chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, kết luận này không đúng trong trường hợp chăn nuôi gà.

Cuộc điều tra cũng xác định một vài vấn đề liên quan tới chăn nuôi quy mô nhỏ.

• Các hộ quy mô nhỏ thường có cơ sở hạ tầng chăn nuôi nghèo nàn hơn, và cũng có xu hướng chịu các đợt bùng phát dịch bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra. Điều này có thể do cơ sở hạ tầng nghèo nàn hơn và thiếu các biện pháp thú y/chăm sóc sức khỏe vật nuôi.

• Các hộ quy mô nhỏ cũng có xu hướng ít vay vốn hơn, và nếu có thì thường vay vốn từ các nguồn tư nhân hơn là từ các ngân hàng hoặc các tổ chức thương mại khác.

• Tỷ trọng của chi phí thức ăn trong tổng chi phí sản xuất cao hơn ở các hộ quy mô nhỏ. Điều này khiến cho hộ chăn nuôi nhỏ dễ bị tổn thương khi giá thức ăn tăng.

• Các hộ chăn nuôi nhỏ ít có khả năng hơn trong việc tham gia hợp đồng cung cấp thức

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)